Hiển thị các bài đăng có nhãn lễ hội truyền thống nhật bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lễ hội truyền thống nhật bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Lễ sâu bọ ở Nhật có gì khác Việt Nam

14:09 Add Comment
Nếu như mùng 5/5 Âm Lịch hàng năm ở nước ta được gọi là ngày giết sâu bọ thì ở tại Nhật Bản đây cũng là một ngày lễ đặc biệt mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Ngày tết thiếu nhi mùng 5 tháng 5

Là một trong những lễ hội truyền thống lớn của xứ sở mặt trời mọc, ngày 5 tháng 5 được người dân Nhật Bản gọi là tết thiếu nhi. Đúng vậy! Ở Việt Nam mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày giết sâu bọ, cầu mong cho một vụ mùa bội thu theo như phong tục tập ở Việt Nam trước đây. Đối với Nhật Bản, ngày 5 tháng 5 lại là ngày lễ dành cho trẻ em, chúc cho tất cả các em được mạnh khỏe, hạnh phúc.
tết thiếu nhi ở nhật
Tết thiếu nhi ở Nhật Bản được gọi là Kodomo no hi diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 hàng năm, trong thời điểm tuần lễ vàng. Khi mà mọi người có những ngày nghỉ dài để gia đình được sum họp, quần tụ bên nhau. Có một điểm cần phải lưu ý đó là ban đầu ngày tết thiếu nhi được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 âm lịch như các quốc gia khác nhưng sau khi nước Nhật quyết định bỏ lịch Âm thì ngày tết thiếu nhi cũng được tổ chức theo Dương lịch hàng năm. Ban đầu, ngày 5 tháng 5 được tổ chức cho các bé trai, còn ngày lễ dành cho các bé gái rơi vào mùng 3 tháng 3 gọi là Hinamatsuri. Nhưng sau này, chính phủ Nhật đã công nhận đây trở thành ngày lễ chung cho toàn thể trẻ em nước Nhật, cầu chúc hạnh phúc cho tất cả trẻ em và thể hiện sự biết ơn đối với các bậc cha mẹ.

Nghi thức cho ngày lễkomodo no hi

Biểu tượng của ngày lễ thiếu nhi đó chính là hỉnh ảnh chú cá chép Koinobori đầy màu sắc bằng vải dài hơn 3m được treo trên các cột cao trước ban công hoặc ngoài sân nhà. Hình ảnh cá chép mang một ý nghĩa biểu trưng thể hiện cho ngụ ý "vượt vũ môn hóa rồng" của các đứa trẻ sau này. Đây là hình ảnh biểu tượng cho lòng dũng cảm, sức mạnh vượt thác dữ, khó khăn để đạt tới thành công trong cuộc sống và đó cũng là mong muốn của các bậc cha mẹ dành cho con cái mình.búp bê Kintaro
Cứ đến tháng 5, là hình ảnh các chú cá chép Noibori lại xuất hiện ngợp trời với đầy đủ màu sắc. Mỗi nhà sẽ treo từ 3- 5 cờ với các tông màu chủ đạo là xanh lam, đỏ, đen. Số lượng cá chép tương ứng với các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh cờ cá chép, các gia đình ở Nhật còn trưng bày búp bê Kintarou (một vị anh hùng thiếu nhi trong truyền thuyết Nhật Bản nổi tiếng với sức mạnh phi thường) với mong muốn bé trai cũng được trở nên mạnh mẽ như vậy.
Ngoài ra, người Nhật trong ngày này còn làm bánh gạo nếp (bánh mochi) với đậu đỏ bọc trong lá sồi (kashiwa) và bánh gạo nếp bọc lá tre (bánh chimaki). Cây sồi và cây tre cũng là loài cây biểu trưng cho sức mạnh và một cuộc sống thành công.

Nguồn gốc cá chép Koi được làm biểu tương cho các bé trai

Nhiều người kể rằng, cá Koinobori nếu mổ sống, hoặc nấu sống thì chẳng bao giờ hoảng loạn, giãy giụa, quẫy đạp như những còn cá khác. Cá Koi luôn chịu đựng, chấp nhận ra đi với nhân cách cao đẹp và không hề hoảng sợ dù đang nằm trên thớt, hoặc cho vào nồi, nó vẫn thế. Điều này rất giống với lý tưởng cốt cách của các chiến binh samurai. Đó là lòng dũng cảm, danh dự và tinh thần luôn sẵn sàng cho cái chết. Cách hành xử này được coi là nam tính ở xã hội Nhật Bản và được nhiều người tôn trọng. Chính vì thế mà Koi được coi là một trong những biểu tượng quan trọng của các bé trai.
Vậy là bạn đã biết nguồn gốc của ngày lễ 5 tháng 5 ở Nhật rồi chứ, nếu như mùng 1 tháng 6 ở nước ta là ngày lễ thiếu nhi thì ở Nhật nó lại trùng với lễ diệt sâu bọ. Thú vị phải không nào.

6 lễ hội truyền thống độc đáo của người Nhật

12:00 Add Comment
Nhật Bản là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á và cũng giống như những nước hàng xóm của mình, xứ sở mặt trời mọc có rất nhiều lễ hội diễn ra hàng năm theo các nghi thức truyền thống vô cùng độc đáo. Sau đây, bạn hãy cùng tôi điểm lại 6 lễ hội nổi tiếng của xứ Phù Tang nhé.

1, Lễ hội Shogatsu mừng năm mới

lễ hội shogatsu của nhật
Shogatsu là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của Nhật Bản. Không giống như các nước châu Á khác, người Nhật tổ chức mừng năm mới theo lịch dương như các nước phương Tây. Theo đó, vào những ngày này, toàn bộ công việc sẽ ngừng lại, mọi người ở Nhật sẽ trở về quây quần bên gia đình, cùng nhau đi viếng chùa chiền, các đền thờ Thần đạo để cầu chúc những điều ước cho năm mới và cũng là để xin chữ may mắn. Trong đêm giao thừa, người Nhật sẽ ăn món mỳ trường thọ toshicoshi soba. Vào ngày mùng 1 tháng Giêng, các gia đình sẽ cùng nhau sum họp, uống rượu sake truyền thống ăn món osechi cổ truyền. Trong những ngày tết, họ trang trí cổng hoặc cửa ra vào bằng tre và cành thông được gọi là cổng kadomatsu.

2, Lễ hội ngắm hoa anh đào Hanami

lễ hội hanami nhật bản
Đây là một lễ hội truyền thống của Nhật diễn ra từ cuối tháng ba đến đầu tháng tư. Đây là dịp để mọi người cùng nhau vui chơi, uống rượu ca hát dưới những tán hoa anh đào. Trong tiếng Nhật, "hana" có nghĩa là hoa và "mi" có nghĩa là ngắm nhìn. Lễ hội "Hanami" có nghĩa đầy đủ là cùng nhau ngắm hoa anh đào. Lễ hội này có lịch sử lâu đời hàng ngàn năm nay và được coi là quốc lễ của Nhật Bản và là một nét đẹp không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản.

3, Lễ hội Vu Lan O-Bon

lễ hội obon nhật bản
Trước đây lễ hội này được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch nhưng hiện nay nó được tổ chức vào ngày 17 tháng 7 hoặc tháng 8 dương lịch tùy theo từng địa phương. Lễ hội này là thời gian để các thành viên trong gia đình tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà. Các gia đình Nhật trong những ngày này sẽ lau chùi dọn dẹp nhà cửa, đi viếng mộ, thắp lồng đèn bằng giấy treo trước của nhà. Hành động này hướng đến một ý nghĩa tâm linh là giúp soi sáng con đường để các linh hồn biết rõ đường về nhà. Trên các đường phố tại Nhật trong ngày này, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những đoàn người mặc trang phục cổ truyền múa các điệu đặc trưng, đi diễu hàng khắp các phố.

4, Lễ hội Awa Odori

lễ hội awa odori
Awa Odori được biết đến như là một trong những lễ hội nhảy múa truyền thống nổi tiếng nhất Nhật Bản. Lễ hội này có nguồn gốc từ tỉnh Tokushima khoảng 400 năm trước. Các vũ công được gọi là "ren" này đa phần đều là các người dân địa phương đươc tuyển chọn, họ phải tập luyện rất nhiều để có thể phối hợp với nhau một cách thuần thục nhất. Lễ hội thông thường thu hút số lượng "ren" lên tới hơn 1000 người cùng nhau hòa nhịp kết hợp với tiếng đàn Shamisen, tiếng trống, tiếng chuông tạo nên một bầu không khí vô cùng sôi động. Lễ hội Awa Odori được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 15 tháng tám hàng năm với quy mô đầu tư vô cùng lớn và sự hưởng ứng nhiệt liệt của người dân chắc chắn sẽ khiến cho bạn khi tới đây phải cảm thấy sửng sốt.

5, Lễ hội Kishiwada Danjiri ở Osaka

lễ hội kishiwada Danjiri ở nhật
Đây là một lễ hội khá độc đáo, "mạo hiểm" diễn ra ở Osaka. Lễ hội có hơn 300 tuổi này thu hút một lượng lớn người tham gia chủ yếu là các thanh niên. Nhiệm vụ của họ là sẽ phải đẩy một chiếc kiệu gỗ rất lớn được chạm trổ công phu được gọi là Danjiri đi qua các con phố lớn với tốc độ càng nhanh càng tốt. Ngay cả khi đi qua những ngã rẽ, họ cũng không hề giảm tốc độ, các thủ lĩnh đứng trên kiệu sẽ nhảy múa, cổ vũ cho các thành viên của mình. Lễ hội Kishiwada Danjiri chủ yếu đề cao sức mạnh, tính kiên trì, tinh thần đồng đội và khả năng chịu đựng của các thành viên.

6, Lễ hội cá chép Kodomo-no-hi 

lễ hội kodomo nohi tại nhật
Rơi vào ngày 5 tháng 5 hàng năm, lễ hội cá chép Kodomo-no-hi được diễn ra tưng bừng nhằm mục đích cầu nguyện cho những đứa trẻ trong gia đình luôn được mạnh khỏe, bình an và may mắn. Tương truyền, cá chép là loài động vật tượng trưng cho trí tuệ, nghị lực phấn đấu để hóa rồng, lòng quả cảm và đức tính nhẫn nại vượt vũ môn hóa rồng của con người. Các gia đình trong lễ hội này sẽ treo các con cá chép lên những cây sào với 3 màu chủ yếu. Màu đen tượng trưng cho người cha, một con màu đỏ tượng trưng cho người mẹ và một con cá chép màu xanh dương tượng trưng cho đứa con. Ngoài ra, hiện nay ở một số nơi người Nhật treo rất nhiều cá chép đầy màu sắc khác nhau tương ứng với số lượng người con trong mỗi gia đình.