Lễ sâu bọ ở Nhật có gì khác Việt Nam

14:09
Nếu như mùng 5/5 Âm Lịch hàng năm ở nước ta được gọi là ngày giết sâu bọ thì ở tại Nhật Bản đây cũng là một ngày lễ đặc biệt mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Ngày tết thiếu nhi mùng 5 tháng 5

Là một trong những lễ hội truyền thống lớn của xứ sở mặt trời mọc, ngày 5 tháng 5 được người dân Nhật Bản gọi là tết thiếu nhi. Đúng vậy! Ở Việt Nam mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày giết sâu bọ, cầu mong cho một vụ mùa bội thu theo như phong tục tập ở Việt Nam trước đây. Đối với Nhật Bản, ngày 5 tháng 5 lại là ngày lễ dành cho trẻ em, chúc cho tất cả các em được mạnh khỏe, hạnh phúc.
tết thiếu nhi ở nhật
Tết thiếu nhi ở Nhật Bản được gọi là Kodomo no hi diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 hàng năm, trong thời điểm tuần lễ vàng. Khi mà mọi người có những ngày nghỉ dài để gia đình được sum họp, quần tụ bên nhau. Có một điểm cần phải lưu ý đó là ban đầu ngày tết thiếu nhi được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 âm lịch như các quốc gia khác nhưng sau khi nước Nhật quyết định bỏ lịch Âm thì ngày tết thiếu nhi cũng được tổ chức theo Dương lịch hàng năm. Ban đầu, ngày 5 tháng 5 được tổ chức cho các bé trai, còn ngày lễ dành cho các bé gái rơi vào mùng 3 tháng 3 gọi là Hinamatsuri. Nhưng sau này, chính phủ Nhật đã công nhận đây trở thành ngày lễ chung cho toàn thể trẻ em nước Nhật, cầu chúc hạnh phúc cho tất cả trẻ em và thể hiện sự biết ơn đối với các bậc cha mẹ.

Nghi thức cho ngày lễkomodo no hi

Biểu tượng của ngày lễ thiếu nhi đó chính là hỉnh ảnh chú cá chép Koinobori đầy màu sắc bằng vải dài hơn 3m được treo trên các cột cao trước ban công hoặc ngoài sân nhà. Hình ảnh cá chép mang một ý nghĩa biểu trưng thể hiện cho ngụ ý "vượt vũ môn hóa rồng" của các đứa trẻ sau này. Đây là hình ảnh biểu tượng cho lòng dũng cảm, sức mạnh vượt thác dữ, khó khăn để đạt tới thành công trong cuộc sống và đó cũng là mong muốn của các bậc cha mẹ dành cho con cái mình.búp bê Kintaro
Cứ đến tháng 5, là hình ảnh các chú cá chép Noibori lại xuất hiện ngợp trời với đầy đủ màu sắc. Mỗi nhà sẽ treo từ 3- 5 cờ với các tông màu chủ đạo là xanh lam, đỏ, đen. Số lượng cá chép tương ứng với các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh cờ cá chép, các gia đình ở Nhật còn trưng bày búp bê Kintarou (một vị anh hùng thiếu nhi trong truyền thuyết Nhật Bản nổi tiếng với sức mạnh phi thường) với mong muốn bé trai cũng được trở nên mạnh mẽ như vậy.
Ngoài ra, người Nhật trong ngày này còn làm bánh gạo nếp (bánh mochi) với đậu đỏ bọc trong lá sồi (kashiwa) và bánh gạo nếp bọc lá tre (bánh chimaki). Cây sồi và cây tre cũng là loài cây biểu trưng cho sức mạnh và một cuộc sống thành công.

Nguồn gốc cá chép Koi được làm biểu tương cho các bé trai

Nhiều người kể rằng, cá Koinobori nếu mổ sống, hoặc nấu sống thì chẳng bao giờ hoảng loạn, giãy giụa, quẫy đạp như những còn cá khác. Cá Koi luôn chịu đựng, chấp nhận ra đi với nhân cách cao đẹp và không hề hoảng sợ dù đang nằm trên thớt, hoặc cho vào nồi, nó vẫn thế. Điều này rất giống với lý tưởng cốt cách của các chiến binh samurai. Đó là lòng dũng cảm, danh dự và tinh thần luôn sẵn sàng cho cái chết. Cách hành xử này được coi là nam tính ở xã hội Nhật Bản và được nhiều người tôn trọng. Chính vì thế mà Koi được coi là một trong những biểu tượng quan trọng của các bé trai.
Vậy là bạn đã biết nguồn gốc của ngày lễ 5 tháng 5 ở Nhật rồi chứ, nếu như mùng 1 tháng 6 ở nước ta là ngày lễ thiếu nhi thì ở Nhật nó lại trùng với lễ diệt sâu bọ. Thú vị phải không nào.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »