Như các cụ chúng ta đã dạy "nhập gia tùy tục", khi đến môi trường mới thì điều đầu tiên là bạn phải tìm hiểu văn hóa nơi đó để có những cư xử sao cho phù hợp. Nhật Bản là quốc gia thuộc nền văn hóa Á Đông, nơi mà các quy tắc, nghi lễ được đưa lên hàng đầu. Nếu bạn vẫn giữ thói quen hành xử như ở nước mình khi sang Nhật thì có nhiều khả năng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc làm quen với con người nơi đây. Sau đây là 13 checklist bạn cần quan tâm khi tới du lịch cũng như sinh sống ở Nhật
1. Số 4 là biểu tượng của sự xui xẻo
Nhật Bản là quốc gia sử dụng hệ chữ Kanji gần giống với chữ Hán của người Trung Quốc. Trong đó, số 4 được phát âm là tứ gần âm với chữ "tử" - mang ý nghĩa chết chóc. Giống như ở các nước phương Tây, người Nhật luôn tránh sử dụng số 4 trong cuộc sống hàng ngày.
Trong các tòa nhà và khách sạn thường không có tầng thứ 4 và phòng số 4. Nếu bạn gửi đồ cho ai đó có số lượng bằng 4 thì bị coi đó như một sự xúc phạm và rất dễ bị trả lại. Nhiều trường hợp cực đoan hơn thì số 40 và 49 cũng bị hạn chế sử dụng trong cuộc sống thường ngày ở Nhật. Bởi theo nhiều người, hai con số này mang ý nghĩa rất xấu là đau thương đến chết nên cần tránh xa.
2. Xì mũi nơi công cộng được coi là mất lịch sự
Việc này thì khá là phổ biến là thông thường không chỉ riêng Nhật Bản mà còn với nhiều quốc gia trên thế giới. Họ coi việc bạn xì mũi nơi công cộng là hành vi thô thiển, bất lịch sự. Những người có nhu cầu thường sẽ tìm tới nhà vệ sinh hoặc một nơi kín đáo để xả hơn là làm ngay tại nơi công cộng.
3. Văn hóa xếp hàng chuẩn mực
Người Nhật nổi tiếng với tác phong kỷ luật cực kỳ cao của mình. Thảm họa hạt nhân Fukushima xảy ra lại càng minh chứng thêm cho thế giới về tinh thần của người Nhật. Dù cho mọi việc xung quanh đang rất tồi tệ nhưng những người Nhật vẫn trật tự xếp hàng để lấy đồ cứu trợ.
Tại Nhật, văn hóa xếp hàng đã trở thành một điều gì đó hiển nhiên. Mọi hành vi chen ngang, xô đẩy, cướp hàng đều bị phản ứng mạnh mẽ bởi mọi người xung quanh.
>>> Xem thêm: Những nguyên tắc trong văn hóa Nhật Bản
>>> Xem thêm: Những nguyên tắc trong văn hóa Nhật Bản
4. Vừa đi vừa ăn là thói xấu
Tại nhiều nước thì việc vừa đi vừa ăn là chuyện bình thường. Nó thể hiện cuộc sống bận rộn, gấp gáp của con người hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, hành động vừa đi vừa ăn ở Nhật là rất hiếm khi xảy ra, cho dù bạn ăn ở trên tàu điện ngầm cũng là điều khó chấp nhận.
5. Nhân viên đẩy hàng khách
Họ là những con người đặc biệt được sắp xếp nhiệm vụ dồn ép hành khách lên tàu điện ngầm. Thật vậy, hầu hết người Nhật lựa chọn tàu điện ngầm làm phương tiện di chuyển chính. Với lưu lượng người dân công sở đi làm hàng ngày ở Nhật thì chuyện... tắc nghẽn giao thông tàu điện là điều thường xuyên xảy ra. Mỗi chuyến tàu điện ngầm ở Nhật luôn phải làm việc quá tải, chứa số lượng khách chật cứng.
Ở mỗi ga tàu có riêng một đội nhân viên chuyên trách nhiệm vụ nhồi nhét hành khách vào tàu cho kịp giờ chạy bởi số lượng hành khách ở đây luôn luôn quá tải.
6. Ngủ gật nơi công cộng
Cuộc sống vốn hối hả nhộn nhịp, đặc biệt ở Nhật thì áp lực công việc cuộc sống càng lớn. Điều này khiến người Nhật trở nên quay cuồng trong cuộc sống và có thể ngủ ở bất kỳ nơi đâu. Bạn có thể bắt gặp một người Nhật ngủ khi đi trên tàu và tựa vào vai mình. Bạn cũng đừng quá lấy làm lạ mà hãy cứ giữ như vậy như một phép lịch sự bởi điều này rất bình thường ở Nhật. Thậm chí, hành động ngủ gật ở cơ quan lại được khuyến khích và mọi người coi đó là một nhân viên chăm chỉ, cần mẫn trong công việc.
7. Sử dụng dép đi trong nhà
Đến với Nhật là bạn phải làm quen với rất nhiều điều mới mẻ trong văn hóa. Một trong những điều đó là thói quen sử dụng dép khi vào trong nhà vệ sinh, nhà truyền thống, viện bảo tàng... Mỗi ngôi nhà ở Nhật đều có một ngăn tủ riêng để đựng các loại dép dành cho người nhà và khách mỗi khi họ đến chơi. Việc bạn dùng chân trần mà đi vào nhà người khác được coi là bất lịch sự vì mang những thứ không tốt đẹp vào nhà họ.
8. Văn hóa tặng quà
Có thể bạn chưa biết, mỗi khi chuyển nhà tới một địa điểm mới, thì chủ nhà sẽ tới làm quen với hàng xóm xung quanh và tặng họ một món quà nhỏ như để kỷ niệm. Mỗi món quà của người Nhật giá trị tuy có thể nhỏ nhưng đều được chăm sóc, bọc gói cẩn thận thể hiện sự trân trọng mối quan hệ giữa người tặng và người được tặng. Khi bạn được nhận một món quà như vậy thì hãy trân trọng và giữ gìn chúng cẩn thận.
9. Văn hóa rót đồ uống
Trong một cuộc vui, khi bạn được nhận phần rót rượu thì thay vì rót cho bản thân trước, bạn hãy rót cho những người xung quanh. Và một trong số những người đó sẽ rót cho bạn. Một điều cần chú ý nữa đó là đừng vội uống luôn chén của mình mà hãy chờ 1 người nói Kanpai để tất cả cùng nhau nâng ly.
10. Ăn mỳ là cả một nghệ thuật
Người Nhật có thói quen ăn mỳ phát ra tiếng động càng to càng tốt. Bởi theo họ, việc phát ra âm thanh khi ăn đó là việc bạn cảm thấy món mỳ đó rất ngon và đó như là một lời ngợi khen dành cho người đầu bếp đã tạo ra chúng. Ngoài ra, ăn mỳ tạo ra tiếng xỳ xụp còn giúp bạn không bị bỏng khi thưởng thức những món mỳ được chế biến còn rất nóng.11. Ngủ trong căn phòng con nhộng
Đây là hình thức "ngủ ngay lập tức" dành cho những người bận rộng trong công việc. Họ cần tranh thủ ngủ trưa hoặc ngủ tối nếu như lỡ chuyến tàu cuối ngày. Bạn có thể bắt gặp các hộp con nhộng này ở gần các sân ga tàu điện ngầm.
EmoticonEmoticon